TẠI SAO GIỚI TRÍ THỨC DỄ BỊ CỘNG-HOÁ?

Đại-Dương 

Chương tŕnh hành động của Chủ nghĩa Cộng sản “Trí, Phú, Địa, Hào phải đào tận gốc, bốc tận rễ” mà sao các Đảng Cộng sản trên thế giới vẫn phải Cộng-hoá giới trí thức.

Ngoại trừ một số ít đảng viên cộng sản trên thế giới hiểu biết tường tận về Học thuyết Marx-Lenin trong khi tuyệt đại đa số ù ù cạc cạc qua các tài liệu tuyên truyền từ Đệ tam Quốc tế Cộng sản hoặc do cán bộ chưa học hết lớp ba trường làng truyền đạt.

Bất cứ lănh tụ cộng sản nào cũng cần triết gia, lư thuyết gia đảm trách ba nhiệm vụ: (1) Giải thích chi tiết trên phương diện triết học của Chủ nghĩa Marx-Lenin và Chủ nghĩa Tư bản. (2) T́m ra những kẽ hở của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Đế quốc Thuộc địa để tấn công. (3) Đánh bóng Chủ nghĩa Cộng sản như một định mệnh tất yếu của nhân loại.

Do đó, “Cộng-hoá” trở thành chiến lược phát triển và sống c̣n của Chủ nghĩa Cộng sản.

Chủ nghĩa Xă hội dù ở Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh hoặc bất chứ nơi nào cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng sản, Độc tài đẻ trứng. Sau thời gian lưu đày ở Nga (1897-1900), Vladimir Lenin chuyển sang Tây Âu hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xă hội Nga. Lenin tham gia vận động các phong trào cách mạng vô sản khắp Châu Âu trong thời Đệ nhất Thế chiến. Năm 1964, Ayatollah Khomeini bị Vua Reza Pahlevi đẩy lưu đày ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Pháp tạo điều kiện cho Khomeini thuyết phục những người ủng hộ lật đổ Pahlevi năm 1979. Khomeini thành lập chế độ Cộng hoà Hồi giáo Iran với quyền hạn tuyệt đối về tôn giáo và chính trị. Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) từ Sài G̣n đi Tây năm 1911, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1919, sang Mạc Tư Khoa ṭng học tại Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông năm 1923, được đào tạo chính quy về “Chủ nghĩa Marx, tuyên truyền và khởi nghĩa vũ trang”. Giai đoạn 1934-1935 theo học Trường Quốc tế Lenin ở Mạc Tư Khoa.

Liệu Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đủ khả năng hiểu rơ Chủ nghĩa Marx và Chủ nghĩa Lenin trên phương diện triết học hay chỉ thông qua tài liệu tuyên truyền?

Năm 1942, Trần Đức Thảo đỗ thủ khoa Thạc sĩ Triết học năm 26 tuổi, đồng hạng với một người Pháp. Ông về chiến khu Việt Bắc năm 1952. Về Hà Nội năm 1954 làm Phó giám đốc Đại học Sư phạm Văn Khoa bị kết án dính tới Phong trào Nhân văn Giai Phẩm (1957-1958) nên không c̣n giữ chức vụ và giảng dạy, sống lây lất cho tới cuối đời. Việt Nam mất cơ hội xây dựng một nền triết học sánh vai cùng nhân loại.

Tại Pháp, trong 2 tháng 5 và 6-1932, Nguyễn Mạnh Tường đă bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương ở tuổi 23 được báo chí Pháp thán phục như một thành tựu kiệt xuất. Hồi hương và tham gia vào các hoạt động luật pháp ở Hà Nội. Năm 1946, lên chiến khu Việt Bắc, trở về Hà Nội 1954 hoạt động trong ngành giáo dục. Từ 1957 bị sa thải và cô lập do viết bài bàn về “một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự” đăng trên Nhân Văn Giai Phẩm. 1989, Nguyễn Mạnh Tường được phép sang Pháp 4 tháng đă xuất bản cuốn Hồi kư Un Excommunié (Một người bị rút phép thông công), trở về nước và qua đời năm 1997. Việt Nam mất cơ hội có chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự.

Giới trí thức bao gồm tầng lớp khoa bảng, truyền thông, văn học, nghệ thuật, doanh nhân, giáo dục, tôn giáo được công chúng tin tưởng và khả năng lan toả thông tin tốt cũng như xấu, sai hoặc đúng, thật hay giả với tốc độ nhanh và hữu hiệu hơn guồng máy tuyên truyền của chế độ.

Triết gia Jean Paul Sartre từng có cảm t́nh với Liên Sô khiến cho dư luận Châu Âu nghiêng về phía tả cho đến lúc Liên Sô xua quân đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng Hung Gia Lợi năm 1956 mới làm cho Sartre và dư luận Tây Âu đổi chiều.

Triết gia Bertrand Russell lập Toà án kéo dài từ tháng 5 đến 12-1967 nhằm xét tội của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, nhưng, không đá động ǵ đến cuộc chiến khủng bố do Đệ tam Quốc tế điều khiển tại Việt Nam. Thảm sát tại Huế năm 1968 không được dư luận Tây Phương phê phán.

Tháng 7-1972, Nữ minh tinh Jane Fonda đến Hà Nội, chụp h́nh trên giàn súng cao xạ khiến cho phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ như được đổ thêm dầu vào lửa.

Nữ ca sĩ Joan Baez sang Hà Nội năm 1972 để chống chiến tranh leo thang của Hoa Kỳ. Nhưng, năm 1979 đă cùng 79 nhân vật khắp thế giới kư tên trong bức thư chống đối Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam với lời lẽ “sự tàn ác, bạo lực và áp bức được thực hiện bởi các cường quốc nước ngoài ở Việt Nam trong hơn một thế kỷ vẫn tiếp tục dưới chế độ hiện tại”.

Các cơ quan ngôn luận gây ảnh hưởng nhanh chóng và sâu rộng trong xă hội nên những phát biểu của giới trí thức tác động mạnh tới hành vi của công chúng. V́ thế, bất cứ chế độ cộng sản cũng t́m mọi cách Cộng-hoá giới trí thức và sẵn sàng vứt bỏ khi không c̣n giá trị lợi dụng.

Phong trào phản chiến trên thế giới đă d́m dân tộc Việt Nam bất hạnh phải sống dưới gót giày của Chủ nghĩa Cộng sản vẫn tiếp tục oằn oại v́ những trí thức bị Cộng-hoá.

Cổ nhân Việt Nam xếp hạng trong tầng lớp xă hội “Nhất sĩ, nh́ nông, tam công, tứ cổ (Nhất sĩ: hạng trí thức; nh́ nông: người làm nghề nông; tam công: người làm thợ; tứ cổ: người buôn bán)”.

Giới văn nghệ sĩ tiền chiến như Chế Lan Viên, Cù Huy Cận, Xuân Diệu, Ngô Tất Tố, Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Trần Dần, Nguyễn Văn Đang, Trần Đ́nh Thi, Nguyễn Tuân … đă bị Cộng-hoá để thần-thánh-hoá Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, che đậy tội ác tày trời của Chủ nghĩa Cộng sản đối với dân tộc và nhân loại.

Văn Cao, Trần Dần, Nguyễn Văn Đang … tĩnh ngộ theo Phong trào Nhân văn-Giai Phẩm (1955-1958) do Phan Khôi và Lê Đạt chủ trương nên bị Nhà nước thanh trừng quyết liệt v́ đă dám lột trần bộ mặt dă nhân giả nghĩa của Hồ Chính Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đă đạt được mục đích sử dụng giới trí thức để áp đặt sự thống trị lên dân tộc.

Căn bệnh bất trị của giới trí thức Việt Nam khi được xếp hàng đầu trong giai tầng xă hội nên tự coi như chiếc rốn của vũ trụ để lộng hành. Họ cần tiền, quyền mà quên đức, tài nên dễ bị Cộng-hoá.

Thời Việt Nam Cộng Hoà thường gọi kẻ người viết theo đơn đặt hàng là “bồi bút”. Khen, chê, tâng bốc, nhục mạ lệ thuộc vào chiếc phong b́ nặng/nhẹ hoặc trống rỗng.

Cộng đồng người Việt hải ngoại trong môi trường tư bản chủ nghĩa càng thuận tiện cho điều kiện “thuận mua, vừa bán” nên “bồi bút”, “đĩ miệng” nhân danh “tự do ngôn luận”, “đệ tứ quyền” để làm tay sai cho các ông chủ lắm tiền.

Học càng cao cần lấy lại cả vốn lẫn lời cho những ngày “dùi mài kinh sử” nên rất dễ rơi vào chiếc bẫy Cộng-hoá. Giáo sư Charles Lieber, Chủ nhiệm Khoa Hóa và Sinh Hóa tại Đại học Harvard bị buộc tội nhận hàng triệu USD để tham gia kế hoạch Ngàn nhân tài của Trung Quốc, bị bắt hôm 28/01/2020. Hai nhà nghiên cứu Diệp Viên Khánh và Trịnh Táo Tùng đang làm việc cho Quân đội Trung Quốc đă chuyển các thông tin nghiên cứu về nước đă bị bắt.

Và c̣n nhiều trí thức thế giới làm tay sai cho các chế độ độc tài đảng trị trong khi mồm không ngớt kêu gào bảo vệ nhân quyền, xiển dương dân chủ, kể cả 2 cựu thủ tướng Anh, 2 cựu thủ tướng Pháp, 1 Chủ tịch Ủy hội Châu Âu, 1 cựu thủ tướng Úc, 1 cựu phó tể tướng Đức làm việc cho Tập Cận B́nh.

Năm 2003, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đ́nh Bin của Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ được một số trí thức khoa bảng hải ngoại đón tiếp trọng thể, hướng dẫn gặp các viên chức chính phủ và các trường Đại học, Viện nghiên cứu nên hứa sẽ cho chuyên gia gốc Việt mở Hội thảo về Phát triển Đất nước tại Hà Nội. Thư mời do các Toà Đại sứ và Lănh sự đă gửi đi, nhưng, vào giờ chót đă huỷ bỏ!

Bao nhiêu bài báo, phát thanh, truyền h́nh tiếng Việt tán tụng chính sách hoà giải hoà hợp của Hà Nội, đồng thời, lên án thoá mạ bất cứ ai phản đối là “bọn chống Cộng cực đoan”. Sau 45 năm, họ vẫn tán dương giao lưu văn hoá, cộng tác với nhà cầm quyền cộng sản để dân-chủ-hoá. Chiếc bánh không ăn được vẫn cứ bày bán với lời rao hàng hiện đại hơn.

Có kẻ trương khẩu hiện ǵn giữ văn hoá dân tộc Việt Nam với màn tŕnh diễn ôm “bông lúa đỏ” chưa từng có trong lịch sử Thần Nông!

Thập niên 1990, Báo Thanh Niên đă đưa đoàn Duyên Dáng Việt Nam biểu diễn tại Hoa Kỳ đều bị thất bại nên Hà Nội chuyển hướng sử dụng chính sách Cộng-hoá để biến Cộng đồng người Việt hải ngoại thành “con gà đẻ trứng vàng” không-chính-kiến, mất-tư-cách.

Phần lớn các buổi tŕnh diễn văn nghệ ở hải ngoại đều có các chủ đề “quê hương là chùm khế ngọt”, nơi có “Mẹ” ṃn mơi mong tiền. Những kẻ hôm nào thề sống, thề chết không trở về quê hương khi c̣n bóng cộng sản mà bây giờ đă áo gấm về làng!

Khi xin nhập quốc tịch v́ lư do không thể sống dưới chế độ cộng sản mà mới được chấp thuận đă mon men về thăm quê cũ để khoe áo gấm về làng. Sau khi trở lại nơi sinh sống, họ sang sảng “Việt Nam đổi mới rồi, Cộng sản c̣n đâu mà chống!”.

Họ có biết đă bị Cộng-hoá, đang làm tay sai không công hoặc nhận phong b́ từ Chế độ Độc tài Đảng trị, tàn ác, vô nhân đạo nhất trong ḍng lịch sử dân Việt hay không?

Việt Nam đang rơi vào ṿng ḱm toả của Hán Tộc nên chuyện đồng hoá, diệt vong chỉ là vấn đề thời gian. V́ sự tồn vong của dân tộc, hăy bỏ những tấm mặt nạ nhơ nhuốc đi cho hậu duệ nhờ!!!

Đại-Dương    

 

Trở lại