NGUY CƠ TRONG GIAO DỊCH VỚI TRUNG QUỐC

Đại-Dương

 

Thị trường tiêu thụ 1.4 tỉ người và thị trường nhân dụng nhiều triệu khiến cho Trung Quốc trở thành đất dụng vơ của các Tập đoàn Đa quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nơi xuất phát tham vọng thống trị loài người một cách tuyệt đối trên mọi phương diện cuộc sống.

Sau 40 năm thoát khỏi t́nh trạng bị thế giới cô lập, Trung Quốc đă trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với lợi tức b́nh quân đầu người 10,000 USD so với 65,000 USD của Hoa Kỳ.

Giao dịch với Trung Quốc là điều tất yếu và hợp lư cho mọi quốc gia mà tại sao ngày càng bị nhiều dân tộc phản đối hoặc nghi ngờ?

Thứ nhất, trao đổi văn hoá giúp cho loài người có dịp hiễu rơ các nền văn minh khác nhau trên thế giới xuyên thời gian mà thán phục hoặc học hỏi. Xuất phát từ năm 2004 tại Đại Hàn mà đến cuối năm 2017, Bắc Kinh đă lập được 525 Viện Khổng Tử và 1,113 Khoá đường Khổng Tử tại 123 quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới với kỳ vọng có 1,000 viện vào năm 2020.

Nhưng, các quốc gia Tây Phương đă đóng cửa một số Viện Khổng Tử v́ đó là những ổ gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ. Kế hoạch trao đổi học thuật giúp Bắc Kinh đánh cắp nhiều tài liệu quân sự, kinh tế, quản trị, khoa học từ các quốc gia tiên tiến. Hoa Kỳ và các nước tiên tiến trên thế giới đang càn quét các ổ gián điệp của Bắc Kinh. Nhiều quy định khắc khe đối với giới học giả, du học sinh Trung Quốc đă được áp dụng triệt để tại Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu.

Bắc Kinh đang nín thở qua sông với hy vọng sẽ mua chuộc được giới độc tài khắp nơi muốn duy tŕ quyền lực noi gương, đồng thời, chờ đợi giới cực tả hoặc thiên tả trên thế giới lên nắm quyền để tiếp tục thực hiện chương tŕnh Khổng Tử.

Thứ hai, Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh công khai khuyên nhũ các quốc gia khác trên thế giới hăy sao chép mô h́nh Xă hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc nếu muốn phát triển nhanh chóng. Tập Cận B́nh cũng tuyên bố sẵn sàng đảm nhận vai tṛ lănh đạo thế giới.

Học thuyết Khổng Tử làm cho Hán Tộc tự coi như do Trời sai xuống trần gian để cai trị muôn loài, thể hiện tinh thần “chủng tộc siêu đẳng” nên Hán Tộc có vai tṛ thống trị bất khả tranh cải. Hệ thống chính trị độc tài toàn trị của Trung Quốc khiến cho nhiều dân tộc khiếp đảm.

Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật được Bắc Kinh áp dụng vào công tác giám sát tư tưởng và hành động của bất cứ ai trên thế gian nếu lắp đặt thiết bị viễn thông của Hoa Vi. Hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, nam cũng như nữ trưởng thành, ở tỉnh tự trị Tân Cương đă bị đưa vào các “trại tẩy năo” bất chấp sự chỉ trích gay gắt trong cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, con cháu của họ bị đưa vào các “trường học đặt biệt” để biến chúng thành Hán Tộc. Chuyện đồng hoá này đă được áp dụng thành công tại Tây Tạng. Một số nhà độc tài trên thế giới noi gương Bắc Kinh nên bị dân chúng chống đối ngày càng quyết liệt.

Chủ nghĩa Cộng sản hoặc Chủ nghĩa Xă hội (b́nh minh của Chủ nghĩa Cộng sản) đă gieo rắc vô vàn tai ương cho nhân loại nên không c̣n lư do để nghi ngờ. Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đă kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp sức để chống lại Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xă hội.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron bị dân chúng chống đối quyết liệt. Lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, Đảng Sự lựa chọn v́ nước Đức (Afd), có khuynh hướng cực hữu được 13% phiếu bầu, đứng thứ ba trong ngành Lập pháp với 94 ghế. Ba Lan và Hung Gia Lợi đang nghiêng về hữu phái do không muốn bị Brussels thống trị khi đă tốn biết bao xương máu mới thoát khỏi ách cai trị của Liên Sô.

Thứ ba, sau khi Liên Sô tan ră năm 1991, Trung Quốc trở thành “Công xưởng Thế giới” do sai lầm chiến lược của Tây Phương “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị”. Giới học giả quốc tế đă sớm biết sai lầm, nhưng, giới tinh hoa trên thế giới v́ quyền lợi riêng tư vẫn có duy tŕ nguyên trạng, hoặc chưa t́m được biện pháp đối phó, hoặc thiếu đởm lược.

Tập Cận B́nh quyết định nền kinh tế Trung Quốc sẽ bằng hoặc vượt Hoa Kỳ vào năm 2030 qua kế hoạch “Made in China 2025” với thái độ cao ngạo.

Nhưng, nền kinh tế Trung Quốc đă khựng lại khi Donald Trump tiến hành áp thuế quan lên hàng hoá của Trung Quốc khiến Bắc Kinh lao đao và quốc tế lo lắng.

Nhóm thiên tả cho rằng đến năm 2030 th́ nền kinh tế Trung Quốc sẽ gấp đôi Hoa Kỳ và thế kỷ 21 là “Kỷ nguyên Trung Quốc”.

Nhóm thiên hữu lập luận: Mỹ vẫn chiếm ưu thế chiến lược và chiến thuật dựa vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào và đa dạng, khả năng sản xuất mọi loại hàng hoá mà ít có quốc gia nào làm được. Trận thương chiến mới ở vào giai đoạn đầu mà đă làm cho Trung Quốc rơi vào thế bị động và thiệt hại đáng kể. Bắc Kinh chưa t́m ra biện pháp đối phó hữu hiệu.

Thủ đoạn buộc các công ty nước ngoài “liên doanh” để chuyển giao kỹ thuật đă chấm dứt, kế hoạch “mua và sáp nhập” các công ty kỹ thuật cao từ quốc gia Tây Phương bị chận đứng. Trung Quốc không c̣n mua được các cơ phận thiết yếu dùng trong ngành sản xuất ở Hoa Lục. Nhiều Tập đoàn Đa quốc và các công ty tư nhân tiếp tục chuyển cơ sở sản xuất khỏi Hoa Lục làm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể mang số âm.

Dịch bệnh Coronavirus đă phơi bày sự sai lầm và độc ác của chế độ cộng sản. Nhà cầm quyền Vũ Hán đă ngăn chặn cảnh báo về COVID-19 và cho phép 5 triệu dân Vũ Hán (chiếm phân nữa cư dân) lan toả khắp thế giới làm bùng nổ cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu kéo theo vô số hậu quả.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt mậu dịch, ngoại trừ Tân Gia Ba, Đức, Á Nhĩ Lan. Mỗi năm Hoa Kỳ bị thâm hụt 500 tỉ USD v́ giao thương với Bắc Kinh.

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đă làm cho 5 quốc gia rơi vào chiếc bẫy nợ của Bắc Kinh trong khi c̣n hơn một tá nước khác đang nằm bên bờ vực.

Giai đoạn 1 của Thương chiến Mỹ-Trung đă kết thúc với các điều kiện bất lợi cho Bắc Kinh. Tập Cận B́nh phải ngậm đắng nuốt cay để giảm bớt thiệt hại.

Thứ tư, kiểu ngoại giao dưới gầm giường của Bắc Kinh chỉ tạo điều kiện cho một số nhà lănh đạo trên thế giới duy tŕ quyền lực, đồng thời cũng làm bùng lên sự bất ổn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia bắt đầu cảnh giác với chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc tuy quan trọng và cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng, chẳng phải là nơi để Tập Cận B́nh “múa gậy vường hoang” muốn làm ǵ th́ làm.

Tổng thống Donald Trump v́ nền an ninh và kinh tế thế giới mà hành động nhằm buộc Tập Cận B́nh phải tôn trọng mọi luật pháp quốc tế và quy định của cộng đồng nhân loại nếu muốn cùng nhau phát triển hài hoà.

Đại-Dương  

Trở lại