TOÀ ÁN NHÂN DÂN TẠI HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

ĐẤU TỐ KIỂU MỸ (Nguyễn Tường Tuấn)

Biden: Substance of Impeachment Charge ‘Not in dispute’ (Fox News)

Dick Morris Slams Democratic 'Blood Lust' for 'Phony Impeachment' (NEWSMAX)

Rubio Warns Democrats Trump Impeachment Could Lead to Clinton Trial (Newsweek)

What Happens to the Republican Party After Impeachment? (National Interest)

Feinstein, Other Top Dems Fall from Grace with Voters (Fox News)

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TẠI HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ

Đại-Dương

Nhân loại đang bước vào thập niên thứ ba của Thế kỷ 21. Dư luận quốc tế bề ngoài thống khoái v́ được dịp chứng minh rằng họ văn minh hơn Siêu cường Hoa Kỳ mà trong ḷng lo lắng chẳng biết lúc nào đất nước của họ lại rơi vào trường hợp tương tự.

Trên phương diện pháp lư, không một ai bị coi là tội nhân khi chưa bị luật pháp kết tội hoặc chế tài.

Toà án Nhân dân thuộc Phe Dân Chủ (Đảng Dân Chủ+các Đồng bọn+Truyền thông Cánh tả) đă không kết án Cựu Tổng thống Donald Trump v́ chỉ có 57 Thượng nghị sĩ đồng ư buộc tội so với 43, tức thiếu 10 phiếu theo quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ.

Tổng thống Joe Biden kêu gào đoàn kết để hàn gắn chia rẽ sau kỳ bầu cử tổng thống năm 2020, nhưng, đă khuyến khích Đảng Dân Chủ t́m mọi cách đàn hặc (tức hạch tội) Donald Trump và tuyên bố “Trong khi cuộc bỏ phiếu cuối cùng không dẫn đến kết án, bản chất của cáo buộc là không phải tranh căi”. Rơ ràng, Biden khuyến khích Quốc Hội mở vụ đàn hặc khác. Làm sao đoàn kết dân tộc khi chính bản thân Biden khuyến khích các hành động chia rẽ trong cộng đồng dân tộc?

Khi tranh cử năm 2016, Ứng viên Donald Trump đ̣i bỏ từ đối thủ Hillary Clinton v́ nhiều vi phạm trong chức vụ Ngoại trưởng cho chính phủ Obama-Biden. Trump không c̣n nhắc tới sau khi trở thành Tổng thống thứ 45. Tổng thống Trump muốn quên tiểu tiết để đoàn kết đảng phái mà đoàn kết dân tộc. Phe Dân Chủ làm ngược lại ngay từ lúc Tổng thống Trump đăng quang.

Thời gian tranh cử, Biden cáo buộc Tổng thống Donald Trump độc tài v́ sử dụng 4 sắc lệnh hành chính để điều hành đất nước. Nhưng, trong ṿng nửa tháng sau khi nhậm chức, Tân Tổng thống Biden đă kư 50 sắc lệnh (theo nhà báo Bùi Văn Phú). Biden chủ trương thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị Hoa Kỳ chứ chưa hẵn chỉ trả thù Trump. Dân Mỹ sẽ phản ứng như thế nào? Ngân sách chính phủ có đủ cung ứng cho các kế hoạch cực tả, hoặc Hoa Kỳ sẽ đặt chân vào con đường phá sản qua các kiểu chi tiêu điên cuồng?

Tại sao hai vụ đàn hặc Tổng thống Donald Trump lúc đương chức và khi măn nhiệm đều bị thất bại?

Thứ nhất, đàn hặc là một hành động chính trị được Hiến pháp cho phép hạch tội các viên chức nhà nước cao cấp. Hạ viện viết cáo trạng và Thượng viện xét xử xem đương sự có đáng bị kết án và phải từ chức hay không.

Lịch sử Hoa Kỳ đă có các vụ đàn hặc: Tổng thống Andrew Johnson (1868) và Bill Clinton (1999) được tha bổng. Tổng thống Richard Nixon từ chức (1974) trước khi bị Quốc hội hạch tội.

Thực sự, hành động hạch tội chỉ có mục đích duy nhất là làm giảm uy tín của đối thủ chính trị. Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi nhiều lần đập bàn mắng các Thượng nghị sĩ Cộng Hoà hèn nhát và v́ đảng phái. Trong khi 50 TNS Dân Chủ, kể cả nhóm độc lập, và 7 TNS Cộng Hoà ủng hộ việc luận tội. Như thế, “tinh thần đảng phái” của Phe Dân Chủ mang tính chất cực đoan tuyệt đối.

Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ th́ ngành Lập pháp chỉ có quyền hạch tội các viên chức chính quyền đang tại nhiệm. Donald Trump đă trở thành thường dân nên không thể bị ngành Lập pháp luận tội mà thẩm quyền xét xử thuộc về ngành Tư pháp.

Giáo sư Alan Dershowitz, chuyên gia về Hiến pháp Hoa Kỳ, bậc thầy về Luật pháp tại Viện đại học Harvard trong nhiều thập niên cho biết “Hiến pháp Hoa Kỳ không hề có điều khoản nào cho phép Quốc hội luận tội một Tổng thống đă măn nhiệm! Nói rơ hơn là một 'thường dân'”. Dershowitz cho rằng 170 học giả, giáo sư luật ủng hộ việc luận tội v́ mang màu sắc đảng phái hơn đứng trên tinh thần vô tư của luật pháp.

Trong bài “Tương lai chính trị của Donald Trump” đăng trên BBC ngày 15/02/2021 của Giảng viên Đại học Cộng đồng California, Bùi Văn Phú đă viết “Đảng Dân chủ muốn ngăn ngừa Trump trở lại chính trường, không cho ông ra tranh cử trong tương lai, nên đă tiến hành thủ tục đàn hặc như Hiến pháp cho phép, dù Trump đă rời chức vụ và dù Đảng Dân chủ biết sẽ không thể nào đạt số 67 nghị sĩ đồng ư. Thượng viện có 50 Nghị sĩ Dân Chủ và 50 Nghị sĩ Cộng Hoà”.

Vậy, Đảng Dân Chủ quá lạm quyền khi t́m mọi cách ngăn một công dân thực thi quyền hạn được Hiến pháp quy định v́ như ông Phú viết “Thực tế là chưa có một bản án nào kết tội Trump - You are innocent until proven guilty, dù dư luận có nhiều người quy tội cho ông”. Phải chăng những người quy tội cho một người “trắng án” thuộc hạng quá khích, cực đoan? Chẳng lẽ, Chánh án John Roberts đă sai khi từ chối Chủ toạ phiên toà do ĐDC dựng lên?

Đầu năm 2020, ĐDC tổ chức vụ đàn hặc Tổng thống Donald Trump về hai tội “làm dụng quyền lực và “ngăn cản quốc hội” trong vụ liên quan đến Ukrain dưới sự Chủ toạ của Chánh án Roberts. Kết quả Tổng thống Trump trắng án. Đầu năm 2021, ĐDC tổ chức đàn hặc thường dân Trump cũng trắng án.

Từ khi Ứng viên Hillary Clinton bất ngờ thua Donald Trump năm bầu cử 2016 khiến Phe Dân Chủ cay cú biến thành lực lượng phá thối trong xă hội. Pelosi và một số viên chức cao cấp của ĐDC không c̣n tự chủ khi phát biểu tại các diễn đàn Quốc hội cũng như trước công chúng.

Công dân bầu cho các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để họ tập trung t́m mọi biện pháp làm cho dân giàu, nước mạnh, quốc thái dân an. Hay họ chỉ lo bới bèo ra bọ, gây thiệt hại cho công quỹ quốc gia?

Các yếu tố khiến cho vụ đàn hặc trở thành Phiên toà Kangaroo: (1) Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts không nhận làm chủ tịch vụ đàn hặc v́ Hiến pháp không quy định Quốc hội hạch tội một thường dân. (2) Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, 80 tuổi, nổi tiếng chống Trump quyết liệt nên mất yếu tố vô tư khi tự ư thay Chánh án Roberts chủ toạ vụ luận tội. (3) Dân biểu California, Eric Swalwell có thành tích ngủ với gián điệp Trung Quốc, cầm đầu nhóm lên án TT Trump. Có bao nhiêu bí mật quốc gia đă lọt vào tay nữ gián điệp Trung Quốc sau những lần chăn gối? Phải chăng đó là hành vi phản quốc cần ngành Tư pháp truy tố?

Cáo buộc “kích động bạo lực”

Nguồn gốc và thiệt hại của vụ xâm nhập vào trụ sở Quốc hội ngày 6 tháng 1 năm 2021 đă được hai phe chống và ủng hộ Trump tŕnh bày khác nhau.

Phe Dân Chủ cáo buộc Trump “kích thích bạo lực” dựa theo tài liệu của Dân biểu Maryland, Jamie Raskin, nhưng, đương sự đă bị bắt quả tang trên video đang ngồi đục bỏ những điểm chính kêu gọi biểu t́nh trong ôn hoà của Tổng thống Trump, cắt xén nhằm đánh lạc hướng Quốc hội. Luật sư Mark Levin cho rằng “Mọi video được Raskin và những người khác ở cánh tả giới thiệu đều không thể chấp nhận được ở bất kỳ ṭa án nào của Mỹ, hoặc trong bất kỳ xă hội tiên tiến nào”. Hoặc, cái chết của Cảnh sát viên Brian Sicknick tại hiện trường do bị một tên bạo loạn da trắng, dùng b́nh chữa lửa đập vào. Nhưng, theo báo cáo của Tucker Carlson, người cảnh sát xấu số đă điện thoại cho em ruột ḿnh một giờ sau khi cuộc bạo loạn dẹp yên, anh ta bị ảnh hưởng bởi hơi cay nặng nề và qua đời sau đó. Chính quyền Biden chưa có cuộc điều tra xác nhận rơ ràng.

Số tử vong trong vụ này lên tới 5 người, kể cả viên cảnh sát xấu số. Một người phụ nữ bị dẫm đạp , hai người đàn ông đột quỵ v́ bệnh tim, một cựu nữ quân nhân, Ashli Babbitt bị cảnh sát bảo vệ Quốc hội bắn chết khi trong người không có vũ khí. Tới ngày (16/02/2021) vẫn chưa có cuộc điều tra nào để xác nhận nguyên nhân.

H́nh ảnh cảnh sát bảo vệ Quốc hội mở cửa cho người biểu t́nh tràn vào và cùng chụp h́nh thân thiện với người biểu t́nh vẫn chưa làm sáng tỏ lư do.

Chánh văn pḥng Toà Bạch Ốc, Mark Meadows cho biết đích thân Tổng thống Trump đề nghị gửi 10,000 Vệ binh Quốc gia đến bảo vệ Thủ đô Washington, D.C, trước ngày 6 tháng 1, nhưng, bị Thị trưởng Muriel Bowser từ chối. Bowser phải chịu trách nhiệm chính trong vụ bảo vệ Quốc Hội.

Ảnh hưởng của vụ tranh chấp chính trị năm 2020

Thứ nhất, dân Mỹ mất niềm tin cuộc bầu cử. Tổng thống Donald Trump được 74 triệu phiếu bầu so với 80 triệu của Joe Biden. Nhưng, ngành Tư pháp kể cả Tối Cao Pháp Viện (nói không can thiệp vào tranh chấp chính trị) nhất quyết bác bỏ các khiếu nại của phe Trump. Tuy nhiên, TCPV quy định ngày 19/02/2021 sẽ xem xét vụ khiếu kiện. Cần phải phục hồi niềm tin của cử tri.

Thứ hai, Phe Dân Chủ đă phơi bày thái độ coi thường Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đă tồn tại, ưu việt suốt 252 năm. Họ muốn đặt nền tảng tiến lên Chủ nghĩa Xă hội mà Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada cho rằng “cùng lắm chỉ theo mô h́nh các nước Bắc Âu”.

Các nước Bắc Âu tồn tại, không làm chư hầu của Liên Sô nhờ Minh ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, tức Hoa Kỳ. Họ cũng không thèm đóng đủ 2% cho NATO mà dành tiền để xây dựng thiên đường!

Không có chiếc dù che của Hoa Kỳ th́ Liên Âu chỉ là miếng mồi ngon cho Liên Sô cũng như Vladimir Putin bây giờ. Phản ứng của Obama-Biden giúp Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine và ủng hộ miền Đông Nam có đa số gốc Nga đ̣i ly khai. Tổng thống Trump làm cuộc xung đột giữa Mạc Tư Khoa và Ukraine tàn dần.

Hoa Kỳ phát triển trở thành siêu cường duy nhất trong khi Liên Sô tan ră mà bây giờ Putin đành phải bắt tay với Tập Cận B́nh những mong chống lại Hoa Kỳ.

Tại sao người Mỹ phải bắt chước những mô h́nh chính trị bấp bênh và không đủ sức đứng trên đôi chân của họ để lên lớp và chỉ trích Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ?

Đại-Dương

 

Trở lại