Cuộc chiến Mueller leo thang

VŨ LINH

Khoảng một tháng trước khi công tố Mueller nộp báo cáo cho bộ Tư Pháp, một tờ báo của khối TTDC đă tiên đoán “việc nộp báo cáo sẽ chỉ là màn đầu của cuộc đại chiến sắp tới”. Có lẽ anh ta đă đoán biết trước kết luận ‘vô tội’ của ông Mueller cũng như biết trước phe DC sẽ loay hoay t́m cách khác để ‘đảo chánh’.

Và đúng như vậy, sau khi công tố Mueller nộp báo cáo của ông th́ ‘phe ta’ đă lồng lộn t́m đủ cách hóa giải cái báo cáo xác nhận TT Trump vô tội, quá hại cho họ.

Những biến cố từ ngày tóm lược báo cáo được công bố đă và đang tiếp tục xáo trộn chính trường Mỹ.

Cuộc chiến mỗi ngày mỗi leo thang khi phe DC nhất quyết không chấp nhận kết luận của ông Mueller, t́m cách đánh đủ kiểu, nhưng đánh ḷng ṿng, chứ không dám đánh thẳng vào báo cáo của ông Mueller v́ ‘há miệng mắc quai’, trước đây đă bênh vực và thậm chí bảo vệ ông ta quá kỹ.

Chiến thuật của ‘phe ta’ bây giờ là đánh vào người mà kẻ này gọi là ‘người đưa thư’, tức là ông William Barr, bộ trưởng Tư Pháp.

Đây là tiến tŕnh thái độ của phe DC trong cuộc điều tra của công tố Mueller: Ban đầu th́ nhất quyết khẳng định TT Trump thông đồng với Nga và công tố Mueller sẽ xác định chuyện này, cần phải sống chết bảo vệ ông Mueller. Sau khi ông Mueller nộp báo cáo và bộ trưởng Tư Pháp tóm lược lại là ‘vô tội’, th́ phe ta tố cáo tóm lược của ông Barr không trung thực, không đáng tin, phải đợi đọc nguyên văn báo cáo. Khi ông Barr nộp nguyên văn báo cáo, xác nhận kết luận của công tố Mueller là TT Trump ‘vô tội’, th́ chuyển hướng tấn công vào những chỗ bị bôi đen mà theo ông Barr là những đoạn liên quan đến những việc mà theo luật hiện hành không được công khai hóa, kể cả quốc hội, phần lớn là biên bản thảo luận của đại bồi thẩm đoàn. Bây giờ th́ mũi tấn công chuyển qua chuyện khác, tức là chuyện ông Barr đă không truy tố TT Trump về tội cản trở công lư mặc dù theo họ, công tố Mueller đă đưa ra cả chục bằng chứng TT Trump đă thực sự cản trở công lư.

Đánh hụt đầu này, đấm đầu kia. Bây giờ, lại đổi chiêu, hạch hỏi cả lô việc:

1.    Thứ nhất, ông Barr phải ra điều trần, giải thích tại sao ông đă lấy quyết định không truy tố trong khi đă có “quá nhiều bằng chứng TT Trump cản trở công lư”.

2.    Thứ nh́, những viên chức chính quyền Trump liên hệ đến cuộc điều tra phải ra trước Hạ Viện để bị chất vấn lại hết, đặc biệt là cựu giám đốc văn pḥng luật của Ṭa Bạch Ốc, ông Donald McGahn.

3.    Thứ ba, chính công tố Mueller phải ra điều trần trước Hạ Viện để nói rơ ông đă làm ǵ, điều tra cách nào, và tại sao ông không truy tố TT Trump mà lại ‘bán cái’ quyết định đó qua cho ông Barr.

4.    Thứ tư, Hạ Viện đ̣i bộ Tư Pháp giao nộp toàn bộ hồ sơ điều tra của ông Mueller, gồm có tất cả tài liệu, biên bản tất cả các buổi họp, danh sách và biên bản tất cả các cuộc thẩm vấn (hơn 500 người), tất cả các cuộc nói chuyện, thảo luận trực tiếp hay qua điện thoại hay qua emails, tin nhắn,… Nói cách khác, Hạ Viện muốn điều tra lại toàn bộ cuộc điều tra của công tố Mueller.

Mũi công mới hoàn toàn chỉa vào cái mà phe ta gọi là ‘cản trở công lư’, trong khi chuyện thông đồng với Nga đă hoàn toàn biến mất trên tất cả các tuyên bố của các chính khách DC và trên toàn thể TTDC, không ai hé môi nhắc lại chuyện này nữa, cho dù đó là mục tiêu chính của cuộc điều tra của ông Mueller.

Ta xét qua những đ̣i hỏi mới của khối DC trong Hạ Viện.

Các tấn công của ông Barr có chủ đích rơ rệt: ông này đă từng thông báo cho thiên hạ biết là ông sẽ mở cuộc điều tra mới để biết rơ từ đâu xuất phát ra chuyện ‘Trump thông đồng với Nga’, ai là người đề xướng ra, ai lấy quyết định mở cuộc điều tra này, dựa trên những lư do hay bằng chứng nào, tại sao chỉ điều tra một bên ông Trump,… Và ông cũng cho biết sẽ mở rộng cuộc điều tra về Nga can dự qua những việc mà công tố Mueller đă không ḍm ngó tới, tức là những việc liên quan đến phiá bà Hillary và Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC.

Phe ta lạnh gáy trông thấy, vội t́m mọi cách để hạ uy tín ông Barr trước, và nếu được, bứng ông này đi luôn cho tiện. Dựa trên cái cớ ông Barr đă không ra điều trần trước Hạ Viện, phạm tội ‘khinh thường’ quốc hội.

Chuyện ‘khinh thường’ không giản dị như vậy. Ông Barr đă ra điều trần trước Thượng Viện, cũng đă nhận lời điều trần trước Hạ Viện, cho đến giờ chót khi chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đổi thủ tục điều trần, cho biết khối DC sẽ đưa các luật sư và phụ tá của họ ra chất vấn ông Barr, là chuyện chưa hề xẩy ra trong lịch sử Mỹ.

Các luật sư và phụ tá trong những trường đặc biệt có quyền tham gia cuộc điều trần và đặt câu hỏi, nhưng thủ tục này chỉ áp dụng cho các nhân chứng thường hay các viên chức cấp nhỏ. Lập pháp và hành pháp ngang hàng nhau trên căn bản, nên từ ngày lập quốc đến giờ, v́ nguyên tắc tương kính, chỉ có thượng nghị sĩ và dân biểu mới có quyền đặt câu hỏi cho các bộ trưởng. Việc cho luật sư và phụ tá (có thể chỉ là một chị sinh viên vừa học xong đại học) trực tiếp đặt câu hỏi là hành động ‘khinh thường’ ông bộ trưởng, cho đám nhóc này có quyền chất vấn một người đă từng làm bộ trưởng khi đám nhóc này chưa ra đời. Ông chủ tịch Ủy Ban vừa đánh trống vừa ăn cướp, t́m cách lật ngược câu chuyện, tố ông bộ trưởng khinh thường Hạ Viện. Người có lỗi trong vấn đề này chính là chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đă khinh thường ông bộ trưởng trước, chứ không phải ông Barr đă khinh thường Hạ Viện.

Dù vậy, ngày Thứ Tư 8/5 vừa qua, Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện qua sự điều động của dân biểu Jerrold Nadler, chủ tịch Ủy Ban, đă biểu quyết ông Barr ‘khinh thường quốc hội’, theo đúng lằn ranh hai đảng, với tất cả thành viên DC biểu quyết thuận, tất cả thành viên CH biểu quyết chống, cho thấy đây chỉ là chuyện chính trị đảng phái thôi (toàn thể Hạ Viện chưa biểu quyết). Sự thật là các dân biểu DC biết họ không đủ khả năng, không rành luật bằng, không thể tranh luận với ông Barr. Tưởng tượng một dân biểu cách đây hai năm c̣n đang bán bar th́ biết ǵ mà có thể đấu khẩu về Hiến Pháp cùng ông Barr?

Chưa ai rơ Hạ Viện có thể làm ǵ đối với ông Barr. Chỉ xin nhắc lại chuyện bộ trưởng Tư Pháp của TT Obama, ông Eric Holder cũng đă ở trong trường hợp tương tự. Hạ Viện khi đó do CH nắm đa số, đ̣i ông Holder cung cấp tất cả tài liệu nội bộ về chiến dịch ‘Fast and Furious’, là chiến dịch do ông Holder điều hành, nhằm bán vũ khí cho băng đảng ma tuư Nam Mỹ để có dịp theo dơi chúng. Chiến dịch gặp rắc rối lớn khi FBI mất tung tích những vũ khí này, trong khi lại khám phá ra một cây súng này đă được dùng để bắn chết một cảnh sát biên pḥng Mỹ. Ông Holder từ chối cung cấp tài liệu, cũng không ra điều trần luôn. Đa số CH ở Hạ Viện biểu quyết ông Holder khinh thường quốc hội.

Theo luật, Hạ Viện có thể yêu cầu FBI bắt nhốt ông Holder. Dĩ nhiên, Hạ Viện không thể ra lệnh cho FBI bắt ông Holder v́ ông Holder chính là xếp của giám đốc FBI. Hạ viện đành thưa ông Holder ra ṭa. Thưa kiện kéo dài hơn hai năm, đến khi câu chuyện Fast and Furious đi vào lăng quên, và ông Holder điều đ́nh đưa ra vài tài liệu cho có. Hết chuyện.

Phải nói thêm, khi đó, dân biểu Nadler, lănh đạo khối dân biểu DC, bênh vực ông Holder, cực lực lên án CH đă làm chuyện ô nhục –shameful-, lạm quyền, vi phạm Hiến Pháp khi biểu quyết ông Holder khinh thường quốc hội. Cũng ông Nadler này bây giờ lột xác, đóng vai chủ chốt trong việc biểu quyết ông Barr khinh thường quốc hội. Nhắc lại chuyện cũ để thấy chính trị phe đảng vận hành như thế nào ở Mỹ. Cùng một việc làm, phe ta làm th́ ô-kê, phe địch làm là lạm quyền, vi hiến. Các cụ tỵ nạn cần hiểu cho rơ trước khi nhẩy dựng như vẹt.

Có tin cả mấy trăm cựu luật gia đă kư một bản nhận định, cho rằng bất kỳ người nào khác làm những việc TT Trump đă làm, đă bị kết án là ‘cản trở công lư’. Chỉ là chuyện bá láp của đám DC #NeverTrump.

Giáo sư luật của đại học Harvard, Alan Dershowitz đă viết nhiều lần, chức vụ tổng thống của Mỹ không thể so sánh với bất kỳ chức vụ nào khác, v́ nhiều đặc điểm quan trọng. Thứ nhất đó là chức vụ duy nhất do toàn dân cả nước bầu với quyền hạn cực lớn để điều hành cả nước, không có một người nào khác được cả nước bầu (phó tổng thống chỉ là ‘cái đuôi’). Thứ nh́, có rất nhiều trường hợp luật pháp không đụng tới tổng thống được để tránh việc ông bị chi phối, không c̣n đầu óc, thời giờ, khả năng hay quyền hạn điều hành cả nước, là trách nhiệm lớn lao dân cả nước đă trao cho ông, nghĩa là nếu có tội, dân sự hay h́nh sự, cũng phải đợi ông hết nhiệm kỳ mới truy tố được, không có một viên chức nào khác được hưởng đặc quyền này. Trường hợp duy nhất có thể truy tố tổng thống là qua thủ tục Hạ Viện đàn hặcThượng Viện truất nhiệm, cũng là thủ tục áp dụng duy nhất cho tổng thống, không áp dụng cho bất cứ viên chức nào khác. Thứ ba, tổng thống là người điều hành FBI, có toàn quyền ra lệnh mở hay chấm dứt bất cứ cuộc điều tra nào của FBI, cũng như có quyền thay thế bất cứ viên chức nào trong Hành Pháp mà ông chịu trách nhiệm trước quốc dân khi họ bầu ông.

Theo báo cáo Mueller, TT Trump có t́m cách ‘hợp pháp’ để thuyết phục giám đốc FBI Comey không điều tra tướng Flynn, giới hạn cuộc điều tra của ông Mueller, hỏi ư ông McGahn về việc giải nhiệm ông Mueller, thuyết phục ông Manafort và ông Flynn không hợp tác với ông Mueller. Có thể. Nhưng thực tế là tất cả những chuyện này đă không đi đến đâu. TT Trump không làm ǵ cả. Không làm ǵ th́ sao lại là tội được? TT Trump đă chẳng làm bất cứ một chuyện nào, ông Mueller và đám luật sư DC của ông ta thủng thỉnh điều tra cả hai năm trời, thẩm vấn cả 500 người, với sự hợp tác của 40 nhân viên FBI, tự do viết báo cáo, cản trở công lư chỗ nào?

Việc đ̣i lôi các viên chức chính quyền Trump ra điều trần lại chỉ là cố gắng cho bằng được để gây khó dễ nếu không phải là lại cố đi t́m rác. Trước đây, Hạ Viện cũng đă có cuộc điều tra này rồi, và cả chục viên chức đă ra điều trần rồi. Sau đó, họ đă bị nhóm luật sư của ông Mueller thẩm vấn hết rồi, như ông McGahn đă bị tra hỏi cả mấy ngày liền. Lôi họ ra điều trần nữa sẽ chẳng mang lại tin tức ǵ mới lạ, mà chỉ là cách hành hạ họ thêm nữa thôi. Đây cũng là cách phe DC hù dọa những người hợp tác với chính quyền Trump, khiến nhiều người muốn tránh rắc rối sẽ không dám tham gia chính quyền Trump. TT Trump đă phản ứng bằng cách ra lệnh các viên chức không được tự động ra điều trần nếu không có phép của ông. Nói cách khác, TT Trump muốn xác nhận các viên chức chính quyền dưới quyền tổng thống chứ không phải dưới quyền các dân biểu đối lập.

Ngay sau đó, TT Trump đă viện dẫn đặc quyền của hành pháp –executive privilege- để không giao nộp nguyên bản báo cáo không kiểm duyệt cũng như tất cả những tài liệu mà Hạ Viện truy đ̣i.

Việc đ̣i hỏi công tố Mueller ra điều trần chỉ nhắm mục đích t́m cách ép ông Mueller phải nói những ǵ ông đă không viết trong báo cáo, để t́m cách vặn vẹo cho ra tội. Việc tại sao ông Mueller không truy tố TT Trump mà lại ‘bán cái’ quyết định này qua cho ông Barr cũng đă được ông Mueller giải thích rất rơ ràng trong báo cáo rồi. Theo ông Mueller, ông đă không t́m thấy bất cứ một bằng chứng nào về việc TT Trump đă cố t́nh cản trở công lư khi sa thải giám đốc FBI, và tất cả mọi việc đều đă tiến hành đúng thủ tục, trong quyền hạn của tổng thống. Chỉ có một vấn đề duy nhất là trong việc cản trở công lư, cũng cần phải biết ‘ư định’ của việc làm, và trong vấn đề này, ông Mueller cho biết ông không thể nào biết được nên từ chối kết luận ông Trump có tội hay không có tội.

Đ̣i hỏi cuối cùng, giao nộp cả triệu trang tài liệu hiển nhiên là một cố gắng đi moi rác đến mức lố bịch, đi xa hơn tất cả mọi giới hạn của ‘vừa phải’. Trong một vụ án, không có một ông quan ṭa nào hay một luật sư nào hay một công tố nào lại đ̣i hỏi cảnh sát phải giao nộp tất cả tài liệu điều tra, biên bản của tất cả mọi cuộc thẩm vấn nghi can,… như Hạ Viện đang làm.

Ngay cả báo cáo của ông Mueller, theo cựu công tố Kenneth Starr là công tố điều tra TT Clinton trước đây, đă là một tài liệu có tính ‘quá tay’ –overkill, với quá nhiều chi tiết dư thừa không cần thiết, chẳng liên hệ ǵ đến mục tiêu điều tra.

Trên căn bản, quốc hội không có quyền đ̣i coi những tài liệu họ đ̣i hỏi, trừ phi có nhu cầu lập pháp, để làm luật nào đó, hay để truy tố một trọng tội h́nh sự, hay v́ nhu cầu đàn hặc. Trong trường hợp báo cáo Mueller, không có nhu cầu làm luật ǵ, TT Trump hay ông Barr cũng chẳng bị truy tố về tội ǵ hay bị đàn hặc, mà chỉ là chuyện phe DC t́m rác đánh TT Trump v́ lư do chính trị. Dù không bắt buộc phải đưa báo cáo cho Hạ Viện, ông Barr vẫn làm để chứng tỏ thiện chí của Hành Pháp, với vài đoạn bôi đen.

Tại sao cuộc chiến lại leo thang quá nhanh và quá mạnh như vậy? Không cần phải là nhà thông thái ǵ cũng nh́n thấy vấn đề.

TT Trump đi vào cuộc tranh cử năm tới với nhiều lá bài ‘vĩ đại’:

1) kinh tế quá tốt và đa số dân Mỹ nh́n nhận đó là công của TT Trump,

2) vấn đề di dân tràn vào Mỹ đă thực sự trở thành ‘khủng hoảng’ và dân Mỹ bắt đầu lo sợ thật,

3) TT Trump đang cố gắng đánh TC về những lạm dụng mậu dịch, mà ngay cả nghị sĩ Schumer, lănh đạo khối DC trong Thượng Viện cũng phải hoan nghênh,

4) TT Trump cũng đang cố giải tỏa mối nguy chiến tranh nguyên tử với Bắc Hàn, mà ngay cả cụ xă nghĩa Sanders cũng phải nh́n nhận là việc đúng phải làm.

Trong khi đó th́ đảng DC lại có vẻ hùng hục chạy quá xa về phiá cực đoan thiên tả khiến dân Mỹ lo sợ. Mà lại không đưa ra được khuôn mặt sáng giá nào cho cuộc bầu cử tổng thống, ngoài cụ khủng long chuyên hít tóc đàn bà và nói bậy, và một đám ‘chính khách’ non choẹt, vô danh, chẳng có chương tŕnh kế hoạch ǵ ngoài việc tặng cả tấn bánh vẽ hăo huyền.

Cái tin khủng khiếp nhất cho đảng DC là theo thăm ḍ mới nhất, trong 10 cử tri của đảng DC, đă có tới 4 người (39%) ủng hộ chính sách kinh tế của TT Trump. Nhắc lại, cử tri của đảng Dân Chủ đấy. Cử tri CH th́ vẫn ủng hộ TT Trump tới hơn 90%.

Trong t́nh trạng đó th́ … lấy ǵ hạ Trump?

Ông dân biểu da đen Al Green đă có câu trả lời cho quư vị. Ông là người đă liên tục đệ nạp dự luật đàn hặc TT Trump nhiều lần mà vẫn chưa thực hiện được ư định, đă tuyên bố “chúng ta cần phải đàn hặc để không cho Trump tái đắc cử năm 2020”.

À th́ ra thế! Không phải đàn hặc v́ TT Trump mắc đại tội nào, mà chỉ v́ đó là cách duy nhất để có thể cản ông Trump tái đắc cử! Hiển nhiên, đảng DC hiểu rất rơ dân Mỹ ủng hộ TT Trump và sẽ bầu lại cho ông, và cách duy nhất để chống đỡ ‘đại họa’ này là phải t́m cách đàn hặc thôi, không cho ông Trump ra tái tranh cử.

Khổ nỗi đàn hặc là ư kiến không ăn khách lắm. Ngay cả bà chủ tịch Hạ Viện cũng đă bác bỏ ư kiến này.

Tam thập lục chước, chỉ c̣n cách t́m cho ra rác rến nào khác để cản ông Trump ra tranh cử lại. Báo cáo Mueller cuối cùng vẫn là ‘vũ khí’ duy nhất phe DC có thể khai thác thôi.

Đó là cái nh́n giản dị và ngắn hạn. Thực tế, vấn đề có lẽ đi xa hơn thế.

Toàn bộ câu chuyện chiến tranh lạnh này có vẻ như là cuộc trắc nghiệm xem phe đối lập có thể đi bao xa để phá một chính quyền được dân bầu một cách hợp pháp và hợp hiến; hay ngược lại, một chính quyền có thể đi bao xa mà phe đối lập không thể kiểm soát được.

Đây là mấu chốt của cuộc chiến, với những hệ quả cực quan trọng trong việc ấn định quyền hạn của một chính quyền hợp hiến và phe đối lập, cũng như vẽ lại ranh giới quyền hạn của hành pháp và lập pháp. Ta thấy rơ vấn đề đi xa hơn câu chuyện cá nhân ông Trump rất nhiều, cũng như đi xa hơn cuộc điều tra của công tố Mueller. Hiển nhiên là cả hai phe đều đẩy nhau tới biên cương của luật lệ hiện hành, đều muốn thử xem ḿnh có thể đi được bao xa. Không phải chỉ có báo cáo Mueller không, mà c̣n lan qua quyền quốc hội truy đ̣i giấy thuế của tổng thống, quyền ban hành t́nh trạng khẩn cấp của tổng thống, quyền quốc hội bắt hành pháp ra điều trần,…

Theo chính báo Washington Post, trong cuộc chạy đua này, TT Trump có lợi thế v́ Hạ Viện DC chính là phe đang tung ra những đ̣n mới để nắn gân quyền hạn của tổng thống, chưa từng xẩy ra trong lịch sử. Có thưa kiện cũng mất cả năm, chưa kể phe bảo thủ đang nắm đa số trong Tối Cao Pháp Viện.

Tin xấu là ta sẽ thấy hai bên đánh nhau loạn cào cào trong những năm tháng tới. Tin tốt là những đấm đá này sẽ giúp vẽ lại cho rơ lằn ranh quyền hạn của tổng thống và quốc hội cho các chính quyền tương lai.

Đây hiển nhiên là những vấn đề chỉ có thể giải quyết qua Tối Cao Pháp Viện thôi.

Cô dân biểu nhí Ocasio-Cortez phán “Mỹ có tam quyền phân lập là tổng thống, hạ viện và thượng viện”. Một nhận định chứng minh sự dốt nát của cô Ocasio-Cortez, v́ ‘tam quyền’ theo Hiến Pháp là hành pháp, lập pháp và tư pháp chứ không phải như cô dân biểu bán bar hiểu, nhưng thực tế cô ta không sai lắm. Khi lập pháp bị chia ra hạ viện do DC kiểm soát và thượng viện do CH nắm đa số, th́ quả nhiên ta thấy 3 trung tâm quyền lực đấu đá nhau, và phe DC nắm một là Hạ Viện, phe CH nắm hai là Thượng Viện và Ṭa Bạch Ốc, có lợi thế hơn rồi. Do đó, phe DC chỉ c̣n mong sự giúp đỡ của Tối Cao Pháp Viện. TCPV ngả qua CH th́ khối DC coi như tiêu tùng trọn vẹn.

Nh́n dưới khiá cạnh đó th́ ta mới hiểu được vai tṛ cực quan trọng của các thẩm phán TCPV, và hiểu được rơ hơn tại sao việc phê chuẩn ông Kavanaugh mới đây đă gây sóng gió quá mạnh như vậy. Việc bổ nhiệm và phê chuẩn vị thẩm phán tới, bất kể dưới thời TT Trump hay tổng thống nào khác sẽ kinh hoàng hơn nữa.

Chính trị Mỹ là như vậy, không có một đảng nào có thể ngồi xổm lên tất cả mọi luật lệ hay định chế, như trong cái xứ ‘đỉnh cao’ vớ vẩn.

Dân tỵ nạn ta, mà sự hiểu biết về Hiến Pháp Mỹ không đi xa hơn vài ḍng trong sách luyện thi vào công dân Mỹ, không nên quá cuồng tung hô, chống đối lung tung v́ phe đảng, bất cứ theo bên nào. Tốt hơn hết là nên … dựa cột mà chờ coi kết cuộc.

VŨ LINH, 11/5/2019

Trở lại