BẮC KINH THỬ VƯỢT QUA CHUỖI ĐẢO SỐ 1

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Walter Lohman On Taiwan: Biden’s trip to Europe and the future of transatlantic cooperation on China (Taipei Times)

Managing US’ rivalry with China (Taipei Times)

As the Communist Party turns 100, Xi Jinping has a problem: who will take over? (SCMP)

Decoding China’s Recent Combat Drills in the First Island Chain (SCMP)

The Signal and the Noise: Understanding China’s Military Threats (Diplomat)

Nuclear Posture Review, National Defense Strategy Will Be Thoroughly Integrated (Defense)

 

BẮC KINH THỬ VƯỢT QUA CHUỖI ĐẢO SỐ 1

Đại-Dương

Nhân Kỷ niệm 100 năm tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Hoa vào 01/07/202, Chủ tịch Tập Cận B́nh ra sức đánh bóng sự thành công vượt bậc của Đảng Cộng sản trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự qua các sự kiện cụ thể.

Tập Cận B́nh tuyên bố đă xoá nghèo khoảng 100 triệu người v́ Bắc Kinh định mức nghèo khi người dân nông thôn kiếm ít hơn 2.30 USD/ngày so với tiêu chuẩn 1.9 USD của Ngân hàng Thế giới nên “con số nghèo” của Tập thành giả tạo. Năm 2020, Thủ tướng Lư Khắc Cường nói Trung Quốc có 600 triệu người với thu nhập 154 USD/tháng (5.1 USD ngày).

Bắc Kinh chấp nhận mọi quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để được gia nhập từ năm 2001 nhờ Hoa Kỳ ban cho Quy chế Tối huệ quốc. Trung Quốc chấp nhận điều kiện hạ thuế quan, cho phép thị trường định giá, cho phép đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp Trung Quốc và chấm dứt ảnh hưởng của nhà nước đối với hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nhà nước. Một cú lừa ngoạn mục hoặc do giới tinh hoa thế giới đặt quyền lợi của nhân loại nằm bên dưới lợi ích phe nhóm?

Các công ty Tây Phương muốn khai thác thị trường 1.4 tỷ người th́ trước tiên phải chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại để Trung Quốc xin cấp bằng sáng chế và xuất cảng sản phẩm.

Về ngoại giao, Trung Quốc không c̣n nhă nhặn như trước khi áp dụng phương pháp “soái lang” đối với bất cứ quốc gia nào như đang ở vào vị thế siêu cường. Bọn soái lang này muốn tăng công nên không từ bất cứ thủ đoạn nào để chứng tỏ Trung Quốc có quyền cư xử với Cộng đồng Quốc tế như từng làm với bọn “man di mọi rợ” thời Trung cổ.

Viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử trở thành ổ gián điệp để thu thập mọi loại tin tức cho Bắc Kinh, đồng thời khống chế nền giáo dục của các nước Tây Phương. Nghiên cứu sinh, du học sinh ăn cắp, sao chép mọi tài liệu để gửi về Trung Quốc.

Về chính trị, Bắc Kinh giới thiệu hệ thống chính trị độc quyền, cách cai trị độc tài, độc đoán có một không hai trên thế gian để các nước học hỏi và thực hiện. Bất cứ ai dám từ chối sẽ trở thành kẻ thù không đội trời chung của Trung Quốc. Úc Đại Lợi chỉ yêu cầu Bắc Kinh cho phép các khoa học gia thế giới t́m hiểu nguồn gốc xuất phát SARS-CoV-2 mà bị Trung Quốc cấm xuất cảng hàng hoá tiêu thụ.

Quân sự là công cụ quan trọng nhất để dựng lên và duy tŕ thể chế chính trị “mác xít lê nin nít” dù cho nhân loại đă ném học thuyết này vào giỏ rác lịch sử từ năm 1991. Bắc Kinh tiếp tục tŕnh diễn hoạt động của hai Nhóm Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông tập trận trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Bắc Kinh bắt đầu trang bị vũ khí sát thương cho Hải Cảnh nhằm bảo vệ vùng biển bên trong “Đường 9 Đoạn” trên phương diện chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán. Thực tế, ngày 12/07/2016, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă tuyên phán “yêu sách Đường 9 Đoạn của Bắc Kinh không có giá trị pháp lư”.

Bắc Kinh cho bắn các loại phi tiễn (missile) diệt hạm trên Biển Nam Trung Hoa như lời răn đe sự tiếp cận và xâm nhập của Hải quân Quốc tế. Do Thoả thuận từ thời Tổng thống Donald Trump mà 2 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm duy nhất của Pháp và Anh đang hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở. Hiện nay, chưa thấy một sự thay đổi chiến lược nào trong khu vực sinh động và khó tiên đoán này.

Bắc Kinh đă tiết lộ video về hoạt động đầu tiên của Khu trục hạm Nam Xương (số hiệu 101) lớn nhất của Trung Quốc, có lượng choán nước 10,000 với khẩu trọng pháo 130 ly làm xương sống bảo vệ Hàng không mẫu hạm. Khẩu pháo 130 ly có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau nhằm xóa sổ hệ thống pḥng thủ trong chuỗi đảo số 1. Tuy nhiên, chưa phải đối thủ của Khu trục hạm tàng h́nh USS Zumwalt (DDG-1000) có khả năng tác chiến trong vùng ven bờ với cặp trọng pháo 155 ly và nhiều loại vũ khí tiên tiến nhất thế gian.

Hải quân Hoa Kỳ bác bỏ tin tức của Trung Quốc loan tải đă trục xuất Khu trục hạm USS Curtis Wilbur hoạt động tại Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) hôm 20/05/2021.

Tổng hợp các tin tức liên quan đến hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa, đặc biệt tạo mối đe dọa lên Đài Loan cho chúng ta nh́n thấy nhu cầu vượt qua chuỗi hải đảo số 1 kéo dài từ các nhóm đảo Okinawa, Đài Loan và Philippines. Như thế, Trung Quốc muốn đẩy các lực lượng Mỹ ra khỏi Biển Đông Trung Hoa và biển Biển Nam Trung Hoa. Tiếp theo, Bắc Kinh c̣n muốn các lực lượng Mỹ không tiếp cận “chuỗi đảo thứ 2”, trải dài từ đông nam Nhật Bản đến đảo Guam và phía nam Indonesia.

Nhằm ngăn chặn tham vọng vô bờ của Trung Quốc nên Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương đă thiết lập chiến lược răn đe với ba lực lượng chính: (1) Xây dựng lực lượng hỏa tiễn (rocket) tầm trung trên các hải đảo để đối phó với 1,250 của Trung Quốc. Việc này rất thuận tiện do Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga cấm phát triển các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5.500 km đă hết hạn từ năm 2019. (2) Hoả tiễn tầm trung phi-nguyên-tử sẽ được bố trí trên chuỗi hải đảo thứ nhất tạo sự kiềm chế đối với Trung Quốc. Các quốc gia trong vùng sẽ chấp nhận v́ liên quan đến sự sống c̣n của dân tộc. (3) Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đă chuẩn bị kế hoạch bố trí hỏa tiễn tầm trung trên chuỗi hải đảo số 1.

Trong những tháng qua, Bắc Kinh đă điều động nhiều đợt phi cơ hỗn hợp bay từ Trung Quốc xuyên các khu vực hai Chuỗi hải đảo bị các nước giám sát chặt chẽ. Bắc Kinh cũng sử dụng Hải Cảnh và Dân quân Biển kiểm soát “vùng nước lịch sử” dù khái niệm này đă bị PCA bác bỏ thẳng thừng. Nhưng, Bắc Kinh muốn nhắc nhở các quốc gia liên quan về khả năng bảo vệ vùng trời, vùng biển của Trung Quốc!

Hành động của Bắc Kinh từ đầu năm 2021 nhằm chuẩn bị cho cuộc đàm phán sắp tới giữa Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Joe Biden.

Biden duy tŕ mọi hoạt động trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa theo khuôn mẫu của Tổng thống Donald Trump nhằm duy tŕ áp lực khi vào đàm phán với Tập. Nhưng, có một khác biệt quan trọng là Biden muốn tạo môi trường “không đối đầu” với Trung Quốc. Tập sẽ dựa vào khe hở này mà ép Biden vài nhượng bộ trên phương diện chiến lược. Chuyến đàm phán đầu tiên giữa Joe Biden và Vladimir Putin đă chứng tỏ Hoa Kỳ quá lép vế. Tập mềm mỏng hơn để đưa Joe Biden vào tṛng.

Các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương đang rộn ràng mua sắm vũ khí từ Hoa Kỳ hoặc Châu Âu để tăng cường khả năng pḥng vệ trong khi công khai phản đối sự xâm phạm chủ quyền từ Trung Quốc.

Indonesia và Mă Lai Á nằm trong “chuỗi đảo số 2” trực diện với các mối đe doạ từ Trung Quốc. Họ không c̣n tin vào thiện chí hoà b́nh và hợp tác với Trung Quốc. Lằn ranh đỏ được vạch ra bất chấp sự đe dọa từ Bắc Kinh nên xu hướng dựa vào Tây Phương ngày càng rơ nét.

Phải chăng sự chọn đồng minh hoặc đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương ngày càng rơ ràng hơn, không do gần xa mà v́ sự tồn vong của dân tộc?

Đại-Dương  

 

Trở lại