Mối Quan Hệ Mới Của Afghanistan và Các Lân Bang 

TS Đỗ Kim Thêm

Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà c̣n t́nh h́nh an ninh khu vực và quốc tế. 

 

Thách thức quan trọng nhất hiện nay cho các quốc gia láng giềng Iran, Turkmenistan, Usbekistan, Tadschikistan, Trung Quốc và Pakistan là phải đương đầu trước hàng loạt áp lực mới, cụ thể là việc  Taliban đe doạ sẽ xâm nhập và khủng bố, làn sóng người sẳn sàng tràn qua biên giới để xin tị nạn và ảnh hưởng đến nhiều triệu người Afghanistan c̣n đang ở các trại tị nạn trong các nước. 

 

Trung Quốc

Công luận quốc tế luôn cáo buộc là trong nhiều năm qua chính phủ Trung Quốc đàn áp dă man người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương. Thực ra, Bắc Kinh ít lo sợ khủng bố Hồi giáo và khát vọng độc lập của người Duy Ngô Nhĩ; ngược lại, đă mừng thầm v́ người Mỹ và các đồng minh của họ đă ngăn chặn việc xuất khẩu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan từ Afghanistan sang Trung Quốc trong 20 năm qua. Đến nay, gió dă xoay chiều, Trung Quốc lại to giọng về sự ô nhục của Hoa Kỳ  trong việc văn hồi an ninh và xây dựng dân chủ tại Afghanistan.

  

Bây giờ đúng là lúc Trung Quốc phải tự định hướng lại. Đây là một trong những lư do tại sao Ngoại trưởng Vương Nghị đă nhiệt t́nh đón tiếp phái đoàn Taliban cấp cao do Abdul Ghani Baradar dẫn đầu vào cuối tháng 7. Bất chấp sự đàn áp các tín hữu Hồi giáo của họ, lực lượng Taliban khẳng định rằng sẽ không cho phép bất cứ ai sử dụng lănh thổ Afghanistan để chống lại Trung Quốc. 

 

Trong những thập kỷ qua, hàng trăm phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ đă gia nhập lực lượng Taliban; gần đây, một số người trong số này đă bị giam giữ. Sự ngờ vực lẫn nhau c̣n tăng lên. Tuy vậy, triển vọng hợp tác cho hai phía có thể mở rộng  sau ngày chiến thắng ở Kabul.

 

Giới chuyên gia suy đoán lư do chính là Trung Quốc và Taliban có thể quan tâm đến những lợi ích chung, v́ Afghanistan có tiềm năng vô cùng phong phú về các quặng mỏ than, khí đốt, đất hiếm, lithium, sắt, đồng và vàng và giá trị khai thác ước tính lên tới ba ngh́n tỷ đô la. Chính phủ Taliban hy vọng rằng có thể tăng doanh thu thông qua việc  nhượng quyền khai thác này cho Trung Quốc v́ Trung Quốc có tiềm năng đáp ứng, đang có nhu cầu to lớn về nguyên liệu và điều kiện địa lư thuận lợi là lân cận. 

 

Hiện nay, giới lănh đạo Taliban có doanh thu cao nhất thế giới qua xuất khẩu heroin và nhờ ưu thế này mà được độc lập về tài chánh. Theo chuyên gia Liên Hiệp Quốc về ma tuư ước tính, diện tích trồng thuốc phiện gia tăng khoảng 37% trong năm 2020. Con số thực tế là cao hơn mức ước lượng.

 

Nga

 

Mặc dù t́nh h́nh ở Afghanistan giao động cực độ, chính giới Moscow vẫn tỏ ra b́nh tĩnh và đại sứ quán Nga ở Kabul mở cửa hoạt động b́nh thường. Dù Nga sẵn sàng nói chuyện với Taliban trong bối cảnh mới, nhưng thực ra, luôn lo sợ ảnh hưởng sự lan rộng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở phía nam. Đó là lư do tại sao gần đây khi Taliban bắt đầu tiến quân chiếm Kabul, Nga đă đồng ư tăng cường hợp tác quân sự và an ninh biên giới với các nước cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ là Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan.

 

32 năm trước đây, sau khi 15000 chiến binh Nga đă thiệt mạng tại chiến trường Afghanistan, cuối cùng quân đội Nga đă quyết dịnh hồi hương; nhưng cho đến ngày nay, giống như các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, một chấn thương sâu đậm vẫn c̣n trong tâm hồn người Nga. 

 

Ngoài ra, Nga c̣n có những vấn đề  khác trầm trọng hơn trong thực tế xă hội, khi Afghanistan ngày càng phát triển việc xuất khẩu heroin. 

 

Đó là lư do tại sao Moscow quan tâm đến những ảnh hưởng Taliban đến  t́nh h́nh ổn định phía nam của Nga. Trong ngắn hạn, sự thu xếp của Nga với ba nước cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ mang lại lợi thế cho Putin. Putin t́m cách ràng buộc họ chặt chẽ hơn. Các chuyên gia nghi ngờ rằng sau khi NATO rút quân, Nga có thể hoặc muốn lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Afghanistan.

 

Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan

 

Là những nước láng giềng trực tiếp của Afghanistan, các nước Cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan lo sợ các cuộc giao tranh vũ trang có thể xảy ra bầt cứ lúc nào ở vùng biên giới. Dù mang tinh thần thế tục trong việc xây dựng một nhà nước hiện đại, nhưng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cũng đang gia tăng trong mọi sinh hoạt của các nước Cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ. 

 

Đứng trước t́nh thế này, chiến lược của các nước đang theo đuổi chung là tạo thiện chí hợp tác cho Afghanistan về mặt kinh tế..Do đó, Taliban khi nắm thực quyền cai trị, cũng ư thức các quyền lợi này và chia sẽ về tinh thần trách nhiệm để phát triển an ninh và kinh tế cho khu vực.

 

Pakistan 

 

Trong số các quốc gia láng giềng, Pakistan đă can dự vào Afghanistan sâu xa nhất. Pakistan tài trợ cho các hoạt động của Taliban, kể cả đưa người chiến đấu trong hàng ngũ Taliban. Pakistan luôn coi Taliban là một công cụ trong chính sách đối ngoại của riêng ḿnh. Từ đó, những kẻ cực đoan Taliban luôn nhận được vũ khí và tiền bạc, đồng thời phía tây bắc Pakistan đă và đang là một khu hậu cần cho Taliban. Pakistan cũng đóng vai tṛ trung gian đàm phán giữa Taliban và Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump tại Qatar.

 

Có hai lư chính cho Pakistan hậu thuẫn Taliban. Một là nhằm đối trọng lại với ảnh hưởng của Ấn Độ, khi Afghanistan thân Ấn Độ, thực tế có nghĩa là Pakistan sẽ ở trong thế gọng ḱm. Hai là phong trào đ̣i độc lập của người Pashtun. Sắc tộc này có khoảng 40 triệu người sống ngay vùng biên giới Pakistan và Afghanistan và cũng có gần 14 triệu ở trong nội địa Afghanistan. Pakistan coi bất ổn biên giới là mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia. 

Ngay khi chiếm được Kabul, Taliban trả tự do 2.300 thành phần thuộc lực lượng "Taliban Pakistan", phe Taliban mà chính quyền Pakistan coi như kẻ thù. 

Theo nhiều nguồn tin khác, phe Taliban đă sớm tiếp xúc với chính quyền New Delhi, khẳng định vấn đề tranh chấp Cachemire giữa Ấn Độ và Pakistan là chuyện "nội bộ và song phương" giữa hai nước.

Cho đến nay, các nỗ lực của Pakistan để biến Taliban thành một thế lực chư hầu là hoàn toàn bất thành; kết quả này làm cho t́nh h́nh nghiêm trọng hơn khi các lo sợ lực lượng Taliban Pakistan tiến hành khủng bố trở thành hiện thực. 

 

Sau khi Taliban chiến thắng tại Afghanistan, một số cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng quân đội Pakistan đă xảy ra và được quy kết cho phong trào Taliban Pakistan. 

 

Đối với Pakistan, sự trỗi dậy của Taliban mang lại một sự khích lệ cho những kẻ cực đoan trong nước; nhưng ngược lại, gây nhiều bất trắc đa dạng, v́ Pakistan coi Afghanistan là một sân sau chiến lược, một hậu cứ khổng lồ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Ấn Độ, mối quan hệ với Ấn Độ là “thù địch truyền kiếp“.

 

Hiện tại, mối quan hệ giưa Taliban và Pakistan là không rơ ràng. Thực tế cho thấy là sau khi đă bị sa lầy khi can thiệp quá mức Afghanistan; hiện nay, Pakistan c̣n bị sự chi phối của Trung Quốc về nhiều mặt.

 

Có nhiều suy đoán là Taliban và Trung Quốc sẽ có nhiều thỏa thuận về nhiều vấn đề chiến lược trong tương lai, trong đó có liên quan đến mối quan hệ với Pakistan.  Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là cố gắng ngăn chặn lực lượng kháng chiến của người Duy Ngô Nhĩ thiết lập một căn cứ chính trị và quân sự ở biên giới Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan. Các chuyển biến mới sẽ càng làm cho nội t́nh của Pakistan tồi tệ hơn.

 

Iran

 

Trong hơn một thiên niên kỷ qua, sự thù địch giữa hai tông phái Hồi giáo Shia và Sunni đă là một đặc điểm của khu vực. Đó là lư do tại sao cơ quan t́nh báo Iran cũng thông báo cho Mỹ về các hoạt động của quân đội Taliban trước khi Mỹ và các đồng minh xâm chiếm Afghanistan vào năm 2001 để lật đổ Taliban, thực sự ra trong thế giới quan của chế độ Mullah. xem Mỹ là "Satan vĩ đại". Mối quan hệ giữa Iran và Taliban không hề dễ dàng.

 

Sau khi Mỹ và các đồng minh rút quân, Iran giờ đây muốn nắm bắt cơ hội này. Vài tuần trước đây, một phái đoàn của Taliban và chính phủ hiện đang bị lật đổ đă được tiếp kiến ở Tehran. 

 

Kể từ đó, truyền thông Iran đă đưa tin một cách thuận lợi cho phía Taliban. Iran có lợi ích trực tiếp đến các t́nh h́nh ở Afghanistan, bởi v́ hai triệu người tị nạn Afghanistan đang ở Iran.Tehran lo ngại một phong trào tị nạn khác sẽ xảy ra. Điều này có thể đẩy mạnh hơn nếu Taliban theo tông phái Sunni đẩy lùi người thiểu số Hazara thuộc tông phái Shia sống ở Afghanistan ra khỏi đất nước bằng bạo lực.

 

Ấn Độ

 

Ấn Độ là nền dân chủ không có giáp giới trực tiềp với Afghnistan, nhưng là một cường quốc có nhiều ảnh hưởng quan trọng cho an ninh khu vực. Mặc dù quy mô và tiềm năng kinh tế ngày càng tăng, Ấn Độ đă theo đuổi một truyền thống chính sách đối ngoại kiềm chế. Trong hai thập kỷ qua, Ấn Độ đă tỏ ra dè dặt về mặt quân sự, không gây khiêu khích với người hàng xóm dể nổi giận như Pakistan.

 

Tuy nhiên, Ấn Độ là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho các chương  tŕnh viện trợ phát triển ở Afghanistan. Pakistan cũng đụng độ với nhiều lănh sự quán Ấn Độ. 

 

Xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan đă gây ra bao chấn thương trong sự thù địch vĩnh cửu. Pakistan là một đồng minh lâu đời của Mỹ trong khu vực, nhưng trong nhiều năm qua, ngày càng nghiêng về phía Trung Quốc. 

 

Do đó, chính phủ Pakistan và Trung Quốc, đă được báo động rằng đă có bốn cuộc tấn công đẫm máu vào người Trung Quốc ở Pakistan trong bốn tháng qua và được đổ lỗi cho Taliban Pakistan. Họ cũng nhận trách nhiệm về một trong những vụ tấn công này.

 

Tóm lại, việc thích nghi với t́nh h́nh mới của Afghanistan là vấn đề nhận định về địa chính trị cho các nước láng giềng, cụ thể là Trung Quốc có thể t́m các lợi ích chung trong việc khai thác các tài nguyên của Afghanistan, nhưng cũng phải lo ngại đến các hoạt động khủng bố Taliban sẽ thâm nhập, trong khi Nga ít gặp khó khăn hơn. Thắng lợi của Taliban có thể khiến Pakistan phải trả giá rất đắt.

 

Nh́n chung trong toàn cảnh, các mối quan hệ này chưa được định h́nh, vẫn c̣n nhiều suy đoán và cần phải cập nhật các chuyển biến mới. Dĩ nhiên, Afghanistan không thể đạt được các thành tựu về an ninh và phát triển trong thời gian trước mắt.    

 

Trở lại